PBN là gì? Cách tìm kiếm và xây dựng hệ thống PBN bền vững

by Bùi Hậu
Thời gian vừa qua nổi lên việc xây dựng liên kết thông qua PBN được rất nhiều người quan tâm. Vậy rút cuộc PBN là gì? Nó có hiệu quả như mọi người đồn đoán, những điều bạn cần biết về PBN.
Hãy cùng GADVN khám phá những điều này thông qua bài viết dưới đây!
PBN là gì?
Là từ viết tắt của Private Blog Network hiểu đơn giản là hệ thống website cá nhân tạo ra chỉ mình bạn biết nhằm kiếm những backlink chất lượng để thúc đẩy kết quả SEO.
Trong SEO PBN hoàn toàn khác với (Pari By Night – chương trình giải trí) nhé các bạn, đừng nhầm tưởng hay đánh đồng chúng với nhau.
Sức mạnh của hệ thống PBN là không thể phủ nhận khi nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nó để rank top rất nhiều từ khóa khó.
Thông thường mọi người tạo các web blog 2.0 và sử dụng các tên miền cũ để thiết lập làm hệ thống PBN.
Hướng dẫn thiết lập PBN cơ bản
PBN nói khó cũng không hẳn mà dễ cũng không đúng. Hãy xem hướng dẫn dưới đây, đảm bảo bạn sẽ thực hiện được nó.
Chọn mô hình thiết lập PBN
Mô hình này cho thấy PBN của bạn sẽ đứng ở vị trí nào?
Như bạn thấy trong mô hình, những PBN mình sử dụng có chất lượng cao, cho link trực tiếp về trang cần SEO. Bởi vậy chúng phải được đầu tư và chăm sóc kỹ hơn những site bên dưới.
Mô hình kim tự tháp là mô hình đẩy SEO kết hợp PBN hiệu quả và an toàn nhất hiện nay, rất dễ dàng kiểm soát và sử dụng.
Sau khi lựa chọn được mô hình xây dựng rồi, tiếp đến chúng ta đi:
Lựa chọn domain làm PBN
Nhiều người sử dụng các blog 2.0 làm PBN, cũng được tuy nhiên thời gian và công sức đầu tư cho nó khá lớn. Được cái là miễn phí, nhưng tiền nào thì của ấy, nếu lĩnh vực bạn cạnh tranh, mình khuyên bạn nên sử dụng tên miền cũ.
Vậy thế nào là tên miền cũ?
Tên miền cũ là tên miền đã được sử dụng nhưng vì lý do nào đó không dùng nữa được chuyển vào kho đấu giá tên miền.
Chu kì của domain:
Mua mới Domain ==> Sử dụng ==> Expires ( hết hạn) ==> Auction (đấu giá) ==> expired (đã hết hạn)
Tại sai tôi in đậm auction domain?
Tôi khuyến khích các bạn mua nó ở giai đoạn này là bởi vì:
- Domain đấu giá lúc nào cũng có chất lượng tốt hơn so với domain hết hạn
- Tuổi đời, nội dung vẫn được giữ lại thày vì bị xóa hết như domain hết hạn
- Thay vì mỗi domain 1 ngày thành lập thì việc bạn mua các domain được thành lập bởi nhiều người khác nhau tranh được footprint.
Chuẩn bị công cụ check domain
Những công cụ bạn cần chuẩn bị cho việc đấu giá và kiểm tra domain bao gồm:
- Majestic
- Ahrefs
- Công cụ kiếm domain (Registercompass/Domcop)
Tất nhiên bạn có thể sử dụng hàng tá những công cụ ngoài kia, tuy nhiên đây là 3 công cụ quan trọng nhất để thực hiện check domain.
Các chỉ số bạn cần quan tâm khi đấu giá domain
Nếu bạn muốn quan tâm tới những chỉ số khi kiểm tra domain thì những chỉ số dưới đây bạn không thể bỏ qua.
- Domain Rating (DR)
- Url Rating (UR)
- Trust Flow (TF)
- Citation Flow (CF)
- Domain age (tuổi domain)
- Backlink
- Refering domain
- Anchor text
- ….
Các kiểu đấu giá PBN
Hiện tại như tôi biết thì có 5 kiểu đấu giá cơ bản:
- Prerelease ( 69$)
- Public ( 10$ )
- Buynow ( 8$)
- Offer
- Reverse
Tôi sẽ giải thích cho bạn các loại domain đấu giá trên.
Kiểu Prerelease
Đây là kiểu đấu giá kín, họ cho 1 khoảng thời gian để mọi người trả giá, kết thúc phiên đấu giá, người có giá cao nhất sẽ mua được domain đó.
Được cái không tính lệ phí tham gia, giá khởi điểm là 69$. Dĩ nhiên tiền nào thì của ấy, giá 69 đô thì chất lượng domain cũng cao rồi.
Nhưng mình sẽ rất ít khi chọn đấu gia kiểu này, thường của ngon thì mấy ông tây “hốt hết” rồi. Với lạ giá đó so với tây là rẻ còn với người Việt là một cái giá khá “chát”.
Kiểu Public
Kiểu đấu giá này hiểu đơn giản là đấu giá công khai với giá sàn là 10$ (khoảng 220k tiền Việt).
Nó mở bán đấu giá trong khoảng 7 ngày, ai đưa ra mức giá cao hơn sẽ được. Và dĩ nhiên đấu giá công khai, bạn có thể thấy giá những người đưa ra cao hơn bạn.
Đây cũng là kiểu đấu giá yêu thích của mình, đôi khi kiếm được những domain ngon và giá “hạt rẻ”. Dĩ nhiên là các bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm để có thể kiếm được domain ngon.
Kiểu Buynow
Đây là mức giá mà chủ doamin/ chủ sàn quản lý domain đưa ra, họ cố định giá rồi, nếu bạn muốn mua phải bỏ ra số tiền tương ứng. Giá thấp nhất là 8$, và đơn giản là không bao giờ cái giá này đến tay bạn vì có những tên suốt ngày trực mua.
Một sự thật mình thấy rằng những thằng bán kiểu này toàn mấy thẳng ảo tưởng.
Họ thường đặt giá với domain của mình lên đến vài ngàn đến vài chục ngàn đô. Họ hy vọng cái tên domain ấy sẽ là thương hiệu của công ty nổi tiếng nào đó để có tên miền này.
Kiểu Offer
Những domain này sẽ không có giá, vì bạn phải thương lượng với chủ domain để có giá hợp lý. Và người trả giá cao hơn sẽ có được domain.
Kiểu Reverse
Cái này thì đơn giản và dễ hiểu cực. Đó là TÔI KHÔNG BIẾT! Thành ra tôi không thể giải thích với bạn được, vì tôi chưa có “nghịch” tụi domain ở trong hạng mục Reverse này nên thành ra chịu! Dễ hiểu mà đúng không?
Lựa chọn sàn đấu giá domain
Hiện nay có 3 sàn đấu giá lớn nhất đó chính là: Godaddy, Namejet và snapnames
Mình lựa chọn godaddy làm sàn đấu giá chính và mình quen thuộc nhất sàn này, bởi vậy những hướng dẫn dưới đây đều là hướng dẫn đấu giá domain trên godaddy.
Phí tham dự sàn godaddy chỉ có 5$/năm vả lại đôi khi mua được domain 10$-12$ mà chất lượng khá. Trong khi 2 sàn còn lại giá toàn 69$ khá đắt mà chất lượng không vượt trội.
Giờ bạn đã hiểu sơ qua về PBN rồi, bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn tìm kiếm và đấu giá domain làm PBN.
Tiến hành đấu giá
Sau khi lựa chọn được domain và sàn đấu giá rồi, bạn bắt đầu tiến hành đấu giá. Thông thường sau khi đấu giá thành công thì domain sẽ về từ 7 đến 10 ngày.
Những chú ý khi chọn tên miền cũ làm PBN
Kiểm tra tổng quát
Bạn luôn phải nhìn vào bức tranh tổng quát, không nên dựa vào một chỉ số nào mà có thể căn cứ lựa chọn hay loại bỏ nó.
VD:
Bạn kiểm tra thấy TF = 0, ==> domain chất lượng không cảo bỏ.
Đôi khi TF bằng không là phế phẩm thật, nhưng đôi khi lại là một mỏ vàng đấy. Bạn cần check nhiều yếu tố khác nhé.
Những tiêu chuẩn cần có của 1 domain làm PBN
Nếu bạn để tất cả các domain thì bạn lọc cả năm mới hết. Để thuận tiện cho việc lọc và lựa chọn những domain tốt bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau:
- Trust folow: phải > 9
- Tỉ lệ trust folow ( TF) và Citation folow ( CF) phải xấp xỉ nhau. Dĩ nhiên là càng gần nhau càng tốt rồi, nếu bạn để ý thấy TF quá thấp trong khi CF quá cao chứng tỏ rằng có nhiều link và toàn những link chất lượng thấp trỏ về. Dự đoán là có nhiều link spam và không nên sử dụng. Nhưng bạn cần nhìn vào bức tranh tổng quát nhé.
- Số lượng Reffering domain phải lớn hơn 50: Vì sao mình chọn điều này, vì đôi khi bạn mua tên miền cũ, số domain backlink trỏ về bị mất dần, con số 50 đảm bảo sức mạnh trang web bạn sử dụng làm PBN. Nhưng bạn cũng không nên chọn quá nhiều domain (>500) bởi vì con số này chứng tỏ domain đó đã từ bị SEO hoặc dùng tool bắn link.
- DR>20 và UR>9 (Theo như thông sốPA, DA không còn chuẩn xác nữa khi nó cập nhật quát chậm, thay vào đó bạn nên dùng ahref để kiểm tra UR và DR).
Check domain bằng Majestic
Hãy chắc chắn rằng không bỏ qua bất cứ phiên bản nào của website.
VD: check tất cả các phiên bản như: gadvn.com, https://gadvn.com,https://www.gadvn.com.
Những website cũ do phiên bản đời trước chưa được nâng cấp như bây giờ, hãy kiểm tra kỹ tất cả các phiên bản để chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất cư mỏ vàng nào.
Thông thường bạn chỉ cần kiểm tra 2 phiên bản đó là gadvn.com và www.gadvn.com

Phiên bản chính

Phiên bản đời trước
Check Way back machine
Hiểu nôm na là cỗ máy quay ngược thời gian, cho phép bạn kiểm tra các phiên bản cũ nhất của website từ khi dinh ra cho đến khi hết hạn.
Bạn có thể tìm kiếm từ khóa”wayback machine” trên google hoặc truy cập đường dẫn: https://web.archive.org/

Nhập địa chỉ trang web bạn vào vùng khoanh đỏ
Sử dụng công cụ này giúp bạn biết được quá trình phát triển của trang web. Nó phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên chứ không phải làm bậy bạ.
Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bạn mua phải phế phẩm PBN khi họ chỉ quan tâm vào các chỉ số DA, PA, UR hay DR..
Bạn phải xem nội dung của nó có thay đổi qua các năm không? Nếu năm trước là A nhưng năm sau là B thì đến 90% là đã bị người khác sử dụng làm PBN rồi (trường trường hợp thay theme hoặc cấu trúc web).
Nếu nội dung thay đổi bạn nên xem xét chúng có cùng một lĩnh vực không.
VD. Nội dung khi trước là về du lịch nhưng về sau đổi thành sức khỏe hoặc xây dựng thì mình nghĩ bạn nên bỏ nó đi.
Để biết trang đó nói cái gì, hãy dùng google dịch để hiểu cơ bản nội dung của nó.
Kiểm tra Anchor text và backlinks
Khi bạn tìm kiếm PBN thì bạn luôn muốn mua 1 tên miền trước kia là thương hiệu thực sự. Đã được đầu tư xây dựng phát triển vững mạnh trong 1 thời gian dài.
Rất nhiều người không kiểm tra kỹ phần này thấy mật độ anchor text đẹp quá hoặc chỉ số cao quá là mua luôn. Không người mua về mới biết, web đó ngày xưa đã bị một thằng SEOer khác mua làm PBN rồi.
Nhiều bạn cứ thấy link wiki hoặc link báo trỏ về là mua liền, mà không để ý rằng ngoài 1 link chất lượng đó thì có tận 999 backlink spam khác.
Thật đau lòng khi bài học đó phải trả giá bằng tiền mặt.
Mật độ anchor text phải hoàn toàn tự nhiên:
Nghĩa là bạn sẽ thấy anchor text như:
- Gadvn
- https://gadvn.com
- https://www.gadvn.com
- Gadvn.com
- website
- tại đây
- truy cập website
- website của chúng tôi
Chứ không phải 1 trang web như hình dưới:
Hầu như mật độ anchor text đều nhắm trực tiếp vào sản phẩm, ngay cả một tay SEO mới cũng biết là có người đang cố tình thao túng thứ hạng từ khóa “viagra”.
Nếu bạn muốn biết “viagra” là gì hãy hỏi nó trên google, chắc chắn có rất nhiều đáp án cho bạn.
Và bạn cần chăc chắn rằng những backlink đến từ những trang liên quan
Hãy thận trọng và kiểm tra thật kỹ lưỡng phần này nhé!
Hãy nhìn vào bức tranh tổng quát
Một lần nữa tôi cần nhấn mạnh lại điều này để chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng nó như mọi thói quen trong mọi vấn đề.
Không thể “thầy bói xem voi” xem xét hay đánh giá bất cứ vấn đề nào mọt cách khách quan và chính xác cả.
Bạn cần tổng hợp lại mọi vấn đề và khía cạnh để đánh gia được mọt PBN chất lượng hay bỏ đi.
Những vấn đề thường gặp khi xây dựng PBN
Xây dựng hệ thống PBN cần rất tỉ mỉ và cần thận, một số vấn đề cơ bản mà các bạn thường gặp phải đó chính là:
- Tên miền cũ bị mất dần chất lượng
- Hệ thống PBN nhận từ khóa lâu và nặng hơn là mất dần index
- Không có content chất lượng
- Không có người kiểm tra giám sát PBN
- ….
Và nhiều người để cải thiện cấn đề này đặt ra những tiêu chí như:
- Số lượng bài viết >100
- Số lượng comment phải thế này
- Chỉ số UR
- Chỉ số XX
- ….
Nhảm quá, mình thấy nhiều người làm PBN nhưng trên website chỉ có 10 bài viết, vẫn vận hành tốt và mạnh như thường.
==> Lối tư duy đó hãy bỏ đi, phát triển mỗi vệ tinh như một trang web độc lập và có nội dung cụ thể. Viết bài chất lượng và kéo traffic tự nhiên về. Từ đó trang của bán sẽ ổn định thôi.
Để làm được điều này dĩ nhiên không thể nói suông, cần rất nhiều kiến thức và sự đầu tư vào nó.
Thực hành tìm kiếm domain làm PBN
Sau một mớ lý thuyết hỗn loạn, bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hành tìm kiếm tên miền cũ để làm PBN.
Bước 1 : Sử dụng Register compass tìm kiếm tên miền
Như mình đã nói ở trên bắt buộc bạn cần có Register compass để có thể lọc được những tên miền mà mình mong muốn. Sau khi truy cập bạn lọc theo các chỉ số sau để loại bỏ bớt những tên miền không ngon.
- Index > 0
- Trust folow > 9
- DA > 10
Phần tiếp theo là bạn chọn
- Sàn đấu giá – Dĩ nhiên chọn sàn godaddy rồi
- Loại domain đấu giá là gì – Như phần trên mình
- Ngày hết hạn đấu giá.
Ở đây tôi sẽ chọn thông số tôi hay dùng, 5 ngày nữa hết hạn nhé!
- Ở đây expiring domain là domain gần tới ngày hết hạn.
- Expired domain là domain đã hết hạn như đã nói ở trên.
- Và auction domain là domain đấu giá.
Ở đây nó hiện 1953 nghĩa là có 1953 Domain để đấu giá.
Sau khi bấm vô con số 1953 , bạn có 3 cách để lọc để kiếm cho nhanh. Ở đây, bạn có thể lọc theo DA, majestic hay domain age – hoặc bạn có thể lọc theo ý bạn muốn).
Tại đây bạn có thể xắp xếp theo TF hoặc DR để ưu tiên tìm và lọc những tên miền ngon trước.
Kết luận
Đây là toàn bộ chia sẻ của tôi về tìm kiếm và xây dựng PBN bền vững. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi vui lòng để lại lời nhắn cuối bài viết.
Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bác vì bài viết rất chi tiết, tỉ mỉ. Nhưng nếu bác có thể sửa lại một vài lỗi chính tả thì bài viết sẽ tốt hơn nhiều đó. Thanks
Cảm ơn bạn đã góp ý, bài viết dài sẽ không thể tránh khỏi một vài lỗi đành máy. Mình sẽ update lại một phiên bản hoàn thiện hơn